Sốt xuất huyết: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa
Sốt xuất huyết nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như chảy máu nội tạng, xuất huyết não, sốc mất máu,...Chính vì vậy hãy chủ động phát hiện và ngăn ngừa sốt xuất huyết, bảo vệ sức khỏe gia đình.
Sốt xuất huyết
Dấu hiệu nhận biết
Sốt xuất huyết là hiện tượng sốt cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn và dễ bùng phát thành dịch. Sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào mùa mưa.
Bạn có thể nhận biết sốt xuất huyết thông qua các dấu hiệu dưới đây:
Giai đoạn sốt (3 ngày)
Người bệnh bị sốt cao đột ngột (>39 độ C), người mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, chán ăn, cảm giác buồn nôn, nôn, có thể xuất hiện những chấm xung huyết dưới da.
Giai đoạn nguy hiểm (3-7 ngày)
Cơn sốt giảm dần nhưng tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, rong kinh, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen),...
Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, hạ huyết áp,...Người chăm sóc cần theo dõi kỹ sức khỏe người bệnh, đưa đi cấp cứu ngay nếu phát hiện các triệu chứng sau:
☸ Li bì, vật vã
☸ Đau đầu dữ dội
☸ Tiểu ít
☸ Nôn nhiều
Giai đoạn hồi phục
Ở giai đoạn này, bệnh nhân sốt xuất huyết bắt đầu cảm thấy cơ thể khỏe lên, thèm ăn, tiểu tiện nhiều, huyết áp dần ổn định,...
➡➡➡ Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe bản thân tốt cùng Khỏe 247
Biện pháp phòng tránh
Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết có tới 4 type huyết thanh đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, do đó, người bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị tái phát.
Phòng sốt xuất huyết
Để phòng tránh sốt xuất huyết cho bản thân và cả gia đình, bạn hãy tham khảo ngay các biện pháp dưới đây:
☸ Các dụng cụ chứa nước cần đậy kín nắp để không cho muỗi vào trú ẩn và đẻ trứng.
☸ Nếu không đậy được nắp thì cần thả cả vào để tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.
☸ Thường xuyên lau rửa sạch sẽ các dụng cụ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi bám đậu.
☸ Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh, thu gom rác thải, lật úp các dụng cụ tránh để nước đọng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng,...
☸ Tiêu diệt muỗi bằng các biện pháp dùng bình xịt, vợt điện, đốt nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi,...
☸ Tránh cho trẻ chơi ở nơi tối tăm, ẩm thấp, cạnh ao tù nước đọng,...
☸ Mặc quần áo dài.
☸ Mắc màn khi ngủ kể cả vào ban ngày.
☸ Bôi kem xua đuổi muỗi để hạn chế bị muỗi cắn,...
☸ Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy, phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết,...
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết qua các giai đoạn tiến triển bệnh và các biện pháp phòng tránh. Hy vọng những thông tin của khoe 247 đưa ra giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe gia đình.